Chọn ngôn ngữ:
Tên đăng nhập:

Mật khẩu:

Văn


ÁO MÀU XANH

Ngày đăng: 30/12/2013
Lượt xem: 2069

ÁO MÀU XANH

Đôi lời thưa ngay cho rõ.

Xin thưa ngay là Áo Màu Xanh của tôi chẳng có liên quan, dính dáng gì đến những chiếc áo xanh mà trên túi ngực có gắn thêm cái huy hiệu có cánh tay nắm cây cờ đỏ sao vàng đang tung bay trên nền tròn vạch xanh, chung quanh có dòng chữ đỏ bắt đầu bằng từ ĐOÀN... Tôi thì biết cái gì về chiếc áo xanh đó mà…lảm nhảm.

Chẳng qua là đang đọc lại một số bài và thơ của Tuệ Sỹ, trong đó có bài thơ mà nhiều danh sĩ đã tốn giấy mực ngợi ca, mở đầu bắng hai câu:

Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang.. nên dẫn dắt một sự lan man thế thôi.

Và sẳn trớn, thôi thì cũng có đôi lời vòng vèo cà kê về cái chuyện đầu đề của bài thơ luôn thể.

Khi nói đến sự nghiệp cầm bút của Nguyễn-Hiến-Lê, người ta hay dùng câu “trước tác đẳng thân” nhưng có một người nữa, theo tôi nghĩ, tác phẩm viết ra cũng “chất cao bằng người”; đó là Tuệ Sỹ. Cái thuở S.G. nổi danh “võ lâm ngũ bá” (về tri thức, tư tưởng và trước tác văn chương) thì quanh hoặc đúng hơn là tại viện đ. h.Vạn Hạnh đã chiếm hết bốn trong đó có Đông-tà Tuệ -Sĩ. Ngặt nỗi sách ông, đại đa số, chuyên về triết và Phật học nên khô khan, rất kén người đọc, nên không nổi đình đám trên thị trường chữ nghĩa. Ông cũng làm thơ rất nhiều, nhưng vào cái “thời” của ông- tức là khoản 66-73—Ông chưa hề xuất bản một thi tập nào cả. Mãi sau này, tức là sau 1998 ni cô Tuệ Hạnh mới thu nhặt lại in thành thi tập Ngục Trung Mị Ngữ do Quảng Hương Tùng Thư xuất bản và Giấc Mơ Trường Sơn do nhà An Tiêm xuất bản, Cali, 2002. Vậy thì chính danh, tức là được lưu hành bằng một bản in ấn xuất bản rõ ràng -trong thi tập Giấc Mơ Trường Sơn - bài thơ có hai câu  tôi nêu lên trên kia có tên là Khung Trời Cũ.

Vừa rồi có một trí giả viết một bài khá công phu, nhiều “cảm” và “thức” về thơ Tuệ Sỹ. Ngay phần đầu, tác giả bài viết có trích dẫn Bùi Giáng mà không chú giải gì thêm; dễ khiến những người đọc bài, nhất là những độc giả trẻ ở tuổi sinh viên dễ hiểu lầm theo văn mạch là bài thơ khởi đầu:

“Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang

Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ

Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn…”

(có tên là Không Đề. )

Bởi Bùi Giáng viết “Đi Vào Cõi Thơ” là hồi từ năm 1969 trở về trước, nhà Ca Dao xuất bản, Sài Gòn, 1969. Mà lúc ấy, B.G. đọc thơ của Tuệ Sỹ chỉ toàn bằng bản thảo. Còn có chuyện Tuệ Sỹ làm được 2 câu thơ chữ Hán, đưa B.G. bảo làm sao thành một bài tứ tuyệt và B.G. đã làm thêm hai câu sau để thành một bài tứ tuyệt tuyệt cú nữa kia. Thành ra cái chuyện B.G. đọc bài thơ trên của T.S. chưa có đầu đề  và đặt là “Không Đề” là việc rất khả dĩ.

Vậy thì hôm nay, 2013, phải nó cho rõ, xin đừng có theo B.G.(1969); Bài thơ “Đôi mắt ướt…” là bài Khung Trời Cũ có 3 khổ 12 câu. Còn bài “Không Đề” là một bài khác. Bài “Không Đề” có hai mươi câu-Bến bờ lạ chút tư tình với bóng-Mây lạc loài ôi tóc cũ ngàn năm…..

Ôi, tôi thật là cà kê dông dài vô bổ.

X  X

X

….Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang..

Cuối năm, trời quê lạnh ngắt. Người người bưng bít thân mình trong áo gió, áo len , áo lạnh. Mà các thứ áo này làm gì có màu xanh. Không hiểu sao mà ba chữ này lại “ám” tôi lắm thể. Hay nói đúng hơn là gập trang sách lại rồi mà câu thơ cứ còn đeo tôi mãi. Phải chi ngoài kia có nắng hanh vàng, hay chí ít, một vài sợi nắng vàng vươn trên ngõ nhỏ, mà hồn mơ hồ guộn nhẹ áo xanh qua..

Áo màu xanh..Áo ai xanh.. Sao dễ làm người ta nghĩ về một bóng hình yễu điệu, một buổi nắng hanh hao. Mà khổ thơ quen thuộc của Nguyên Sa lại dễ dàng mau về làm vậy

…Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc

Áo nàng xanh anh mến lá sân trường…

Mà nào phải chỉ riêng ta. Bùi-trung-niên-thi-sĩ cũng đã nghe làm vậy. Trong hồn nhiên phiêu bồng của cõi thơ ca, ông đã buông ra niềm liên tưởng,- mà lại thêm phần đoan chắc là mình chẳng thể sai ở đoạn sau..

“…  Đôi mắt ướt tuổi vàng

Cung trời hội cũ.

Đôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào hay vì quá long lanh?

Thi sĩ không nói rõ. Ấy là giữ một khoảng trống vắng lặng phóng nhiệm cho thơ. Tha hồ chúng ta tự do nghĩ hai ba lối... Hoặc là đôi mắt thi nhân ướt trong hiện tại vì nhớ nhung một trời hội cũ..

Hoặc là đôi mắt giai nhân nào long lanh dịu mật như nước suối chan hoà, soi bóng một khung trời hội cũ bất tuyệt nào, mà ngày nay tại hạ đã đánh mất rồi chăng?

...Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang…

Áo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?.

Tôi nói không sai sự thật mấy đâu. Vì Tuệ-Sỹ vốn xưa kia ở Lào.Cha mẹ ông kiều cư trên đất Thượng Lào Trung Việt…” (Bùi-Giáng-sách đã dẫn ở trên).

Thi sĩ khi phóng bút ra thơ, có thể nghĩ và không nghĩ về mình. Người đọc thơ khi đọc lên câu thơ cũng có thể nghĩ về … thơ, nghĩ về mình và cũng có thể đem cái tâm trạng mình ra mà giải thơ, mà liên tưởng, mà tâm tư, mà u hoài tâm sự… Nghĩa là, anh có thể “làm” bất cứ thứ gì. Thì đã chẳng có người lấy câu thơ ra làm..mái chèo đó sao. Nhưng cái sự “chặt” câu thơ , tôi nghe ghê ghê làm sao ấy.. Và trong vô hạn của sự “làm”khi đọc thơ kia, anh, tôi, và B.G. đều có quyền nghĩ tới chiếc áo màu xanh của yểu điệu thục nữ phơ phất trên đồi hoang. Nhưng. Mô Phật. Vị giáo sư đại học thông tuệ thuở nào; Ngài thiền sư muôn vàn khả kính giờ đây, Ngài đã xuất gia từ năm lên bảy tuổi thì khung trời cũ khó mà có cái bóng hình mà chúng ta dễ liên tư, dễ thoáng thấy vừa rồi.

Thôi thì chi bằng cứ “…theo lối ngẫu nhiên tao ngộ.Cơ duyên dun rủi…  “lời nhận định” cũng đến rồi đi..” như lời ngài Bàn-Dúi-Bán-Dùi cho nó vui vầy.

Hai đêm vừa rồi, tôi gắng thức khuya để đọc hết cuốn hồi ký của một vị Linh-mục.Đêm nay, tôi đọc thơ và những “bình” và “nhận định” về thơ của một vị Thiền-sư.

Tôi chẳng biết gì về chân lý của Phúc-âm nhưng qua một quảng đời khổ luỵ đau thương “tận đáy địa ngục” của tác giả, tôi tin lời Ngài, một Linh-mục, rằng “Lòng nhân đạo của con người có giới hạn.Nhưng sự độc ác của loài người là vô tận;nhất là khi sự độc ác được dung dưỡng bỡi hoàn cảnh xấu xa”,  và “Tình yêu của Thiên chúa luôn luôn lớn hơn tội lỗi của con người”.

Và giờ đây, trong đêm khuya vắng, lạnh, tôi dạo bước vào trong cõi thâm viễn u miên của một vi Thiền-Sư.Ai dám bảo là đã hiểu thơ. Một nhà thơ.Một bài thơ.Thậm chí là một câu thơ.Nhưng trong phiêu nhiên lai lán của ngôn ngữ, của nhạc điệu và của bao la tình... Tôi nghe như vị Thiền-sư--trên kia tôi đã thừa, không cần kéo theo một tính từ nào đâu—đã gọi lên một tiếng. Ngài đã nói về KIẾP NGƯỜI. Về Xúc cảm. Về Tư duy. Về Hoài niệm của CON NGƯỜI.

Đêm khuya cuối năm trời quê lạnh ngắt.Nỗi niềm vừa thâm u vừa minh tường của những bậc thông tuệ nhưng cũng trải qua đủ những cung bậc trầm luân của một kiếp người… Tôi nghe lời kêu gào của nhân thế hằng trăm năm nay, ngày càng khẩn thê, càng bức bối, nhất là từ sau thế chiến đến nay đã sang thiên niên kỷ khác hơn chục năm rồi…

Ai cũng mong ngày mai nắng ấm sẽ lên.Cây và hoa sẽ đơm mọc khắp đồi hoang, và áo màu xanh sẽ phất phơ bay xanh mãi cùng ngàn hoa muôn bướm…khi Lương Tri trở về soi tỏ trong khắp cõi nhân sinh; khi Tình Thương chan hoà sưởi ấm mọi kiếp người không chỉ trong đêm đông lạnh lẽo; khi giá trị đích thực hằng viễn của Con Người được thực sự lên ngôi.. ./.

LANG VƯỜN

 

Mùa G.S. 2013.


Gửi Bài Viết

Họ tên:
Email:
Địa chỉ:
Chủ đề:
Nội dung:

Chú ý: Vui lòng nhập đầy đủ thông tin trên


Copy right 2011 www.duocphambachkhang.com. All right reserved
Công ty TNHH Dược phẩm Bách Khang
  17 Đường 783A Tạ Quang Bửu, phường 4, quận 8, TP.HCM

Thiết kế web: Faso

Tri mun da Tri nam da chăm sóc da Tu van dau tu Vietnam tours Thiet bi dien Thanh lap cong ty 100 von nuoc ngoai Bìa còng Bia ho so