Thuốc kháng sinh
DINPOCEF 200mgNgày đăng: 11/04/2016 Lượt xem: 11065
DINPOCEF 200mg Cefpodoxim 200mg KHÁNG SINH NHÓM CEPHALOSPORIN THẾ HỆ 3
I. Thành Phần: Mỗi viên nén bao phim có chứa Cefpodoxime proxetil USP (Tương đương với cefpodoxime).........................200mg Tá dược.........................................................vừa đủ 1 viên II. Tác dụng dược lý Cefpodoxim là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3,có tác dụng duyệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình tổng hợp màng tế bào của vi khuẩn.thuốc có hoạt tính trên một số chủng sau: Vi khuẩn gram dương streptococcus pneumonia,S.pyogenes.S.agalaactiae,S.mitis, S.sanguis và S.sagivalius,Propionibacterium acnes,Corinebacterium diphtheria,S.aureus Vi khuẩn gram âm:Haemophilus influenza(gồm cả chủng sản xuất và không sản xuất ra beta-Lactamae)haemophiluspara enfluenzae,moraxella catarrhalis,(branhamella catarrhalis) và neisseriae gonorrhea,Escherichia coli,klebsiella oxytoca,proteus mirabilis. III. Chỉ định Cefpodoxim là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3,thuộc loại được chỉ định trong các điều trị nhiễm khuẫn gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm như: -Nhiễm khuẫn đường hô hấp trên:viêm xoang,viêm tai giữa,viêm amidal,viêm hầu họng -Nhiễm trùng đường hô hấp dưới : viêm phế quản ,viêm phổi cấp tính và giai đoạn cấp tính của viêm phổi mãn,viêm phổi mắc phải cộng đồng -Viêm đường tiết niệu -Lậu cầu không biến chứng -Nhiễm trùng da và cấu trúc da IV. Liều lượng và cách dùng -Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi -Để điều trị đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi cấp tính thể nhẹ đến vừa mắc phải của cộng đồng liều dùng của cefpodoxim là 200mg /lần,cứ 12 giờ một lần,trong 10 đến 14 ngày -Đối với viêm họng hay viêm amidal thể nhẹ hoặc vừa hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa biến chứng liều cefpodoxim là 100mg mỗi 12 giờ trong 5 đến 10 ngày -Lậu cấu không biến chứng dùng 1 liều duy nhất 200mg cefpodoxim -Trẻ em:để điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em từ 5 tháng đến 12 tuổi,dùng liều 5mg/kg(tối đa 200mg)cefpodoxim mỗi 12 giờ ,hoặc 10mg/kg (tối đa 400mg) ngày 1 lần trong 10 ngày Để điều trị viêm phế quản viêm amidal thể nhẹ và vừa ở trẻ em từ 5 tháng đến 12 tuổi,liều thường dùng là 5mg/kg (tối đa 100mg) mỗi 12 giờ trong 5 đến 10 ngày Để điều trị bệnh nhiễm khuẩn khác <15 ngày tuổi không nên dùng Từ 15 ngày đến 6 tháng 8mg/kg ngày,chia 2 lần Từ 6 tháng đến 2 năm 40mg/lần,ngày 2 lần Từ 3 tuổi đến 8 tuổi 80mg/lần,ngày 2 lần Trên 9 tuổi 100mg/lần,ngày 2 lần V. Tác dụng phụ Tiêu hóa:tiêu chảy ,đau bụng,buồn nôn,nôn, Phản ứng mẫn cảm;mẫn đỏ,mề đay,ngứa,ban đỏ,phản ứng stevens Johnson Gan:tăng sgot,sgpt thoáng qua và phosphate kiềm Thận: viêm thận kẻ có hồi phục Hệ thần kinh trung ương đau đầu chóng mặt. Máu và bạch huyết:giảm tiểu cầu,giảm bạch cầu,tăng bạch cầu ưa eosin thoán qua,kéo dài thời gian prothombin(hiếm gặp) VI. Chống chỉ định Bệnh mẫn cảm với kháng sinh nhóm cefpodoxim hay các cephalosporin khác VII. Thận trọng Phải thong báo cho bác sỹ nếu có phản ứng phụ khi dùng thuốc Bệnh nhân được biết mẫm cảm với penicillin,bệnh nhân suy thận nặng,phụ nữ có thai hay đang cho con bú, thời kỳ mang thai :cephalosporin thường được coi như an toàn khi sử dụng fho người mang thai thời kỳ cho con bú cefpodoxim được tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp nhưng vẫn có 3 vấn đề xảy ra đối với trẻ em bú sữa rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và tác dụng trực tiếp đến cơ thể trẻ do đó cần theo dõi thường xuyên tình trạng của trẻ để có điều chỉnh cho phù hợp VIII. Tương tác thuốc Cefpodoxim bị giảm hấp thu khi có chất chống acid vì thế nên tránh dùng cefpodoxim cùng với chất chống acid Đối với thuốc kháng H2 làm giảm hấp thu khi dùng cùng Với propenecid :làm giãm bài tiết của thuốc qua thận IX.Sử dụng quá liều: buồn nôn,tiêu chảy,quá mẫn thần kinh cơ và cơn động kinh X.Bảo quản: nhiệt độ phòng tránh ánh sáng XI.Đóng gói: Hộp 01 vĩ X 10 Viên nén bao phim XII,Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất XIII.Tiêu chuẩn: Nhà sản xuất
|
TIN LIÊN QUAN:
- NIMEMAX 200mg(05/04/2016)
- QUINOTAB 500mg(11/04/2016)
- VINAFLAM 500mg(05/01/2018)
- CARICIN 500mg(05/01/2018)
- FEOMIN(07/12/2016)
- RAPICLAV 625mg(10/04/2016)
- ORALFUXIM 500mg(08/04/2016)
- DOXYCYCLIN 100mg(09/07/2016)
- AZICAP(15/11/2016)
- RTFLOX 500mg(20/05/2016)