Thuốc kháng sinh
QUINOTAB 500mgNgày đăng: 11/04/2016 Lượt xem: 6999
QUINOTAB 500mg Levofloxacin 500mg
HIỆU QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ:
Viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới
Viêm hầu họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản , viêm phỗi ...
Viêm thận-bể thận, bàng quana, bọng đái
Viêm túi mật, đường mật
Viêm da và mô mềm.
Viêm ruột nhiễm khuẩn, viêm ruột do Salmonella, Cholera.
Viêm mí mắt, lẹo mắt, viêm túi lệ, bờ mi, giác mạc
Mụn nhọt, chóc lỡ, viêm mũ quanh móng
Viêm nha chu, viêm quanh thân răng, viêm hàm
Viêm phần phụ tử cung, viêm trong tử cung, tai vòi...
Viêm nhiễm khác: viêm vú, áp xe quanh hậu môn, bỏng...
Thành phần: Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Hoạt chất: Levofloxacin 500mg
Tá dược: Hydroxyl propyl methyl cellulose, microcrystalline cellulose pH 102, Magnesium stearate, Cross povidone, HPMC Phrmacoat, Talcum, Titaninum, dioxide, PEG6000.
Dạng bào chế của thuốc: Viên nén bao phim.
Dược lực học:
Levofloxacin là một fluoroquinolon kháng khuẩn tổng hợp dùng đường uống và đường tĩnh mạch. Levofloxacin là sự tổng hợp ADN của vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp gyrase và topoisomerase IV ADN. Levofloxacin có tính diệt khuẩn cao in vitro. Phổ tác dụng bao gồm nhiều vi khuẩn Gr(+) vá Gr(-) như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn và phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, trực khuẩn mũ xanh, vi khuẩn Gr(-) không lên men và các vi khuẩn không điển hình. Thông thường có đề kháng chéo giữa Levofloxacin và các loại thuốc kháng khuẩn khác. Nhiễm khuẩn bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa cần dùng các biện pháp phối hợp.
Dược động học:
Levofloxacin dùng đường uống hầu như được hấp thụ và hoàn toàn với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng 1 giờ. Độ sinh khả dụng xấp xỉ 99%. Thức ăn không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thụ của Levofloxacin.
Khoảng 30 - 40% Levofloxacin gắn kết với protein huyến tương. Sự tích tụ Levofloxacin là không đáng kể nếu uống 500mg/ngày và dùng nhiều ngày. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 5,7 mcg/ml và sự ổn định đạt được trong vòng 3 ngày.
Levofloxacin được chuyển hóa trong phạm vi hẹp, các chất chuyển hóa là desmethyl-Levofloxaci và Levofloxacin N-oxid. Các chất chuyển hóa này chiếm gần 5% trong lượng nước tiểu được đào thải.
Sau liều uống hoặc tiêm tĩnh mạch, Levofloxacin trong huyết tương được đào thải qua thận (thời gtian bán thải từ 6 đến 8 giờ sau khi sử dụng liều đơn Levofloxacin). Sự đào thải ban đầu là do tuyến thận (chiếm > 80% liều dùng). Không có sự khác nhau đáng kể ở động lực học của Levofloxacin theo đường uống và đường tiêm tĩnh mạch.
Chỉ định:
Quinotab được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin: Stapphylococcus spp., Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus hemolyticus spp., Enterococcus spp., Peptostreptococcus spp., Neisseria gonorrhoeae, Brahamella catarrhalis, proionnibacterium acnes, Escheria coli, Citrobacter spp., Salmonella spp, Shigella spp., Klebsiella spp., Enterobacter spp., Serratia spp., Mycoplasma spp., Legionella spp. Trong những trường hợp sau:
Viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi cộng đồng mắc phải, chứng dãn phế quản do nhiễm trùng, đợt kịch phát của viêm phế quản mãn.
Viêm thanh quản, viêm amidan.
Viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm niệu đạo do hoặc không lậu cầu khuẩn. Nhiễm khuẩn tử cung, viêm cổ tử cung, phần phụ âm hộ, âm đạo.
Viêm da và cấu trúc da không bến chứng (mức độ nẹ và vừa).
Nhiễm khuẩn thứ phát các thương tổn, vết bỏng, sau phẫu thuật...
Viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm xoang, viêm tuyến nước bọt.
Viêm mí mắt, viêm màng kết, viêm túi lệ.
Viêm ruột nhiễm khuẩn, viêm ruột do Salmonella, cholera.
Viêm nha chu, viêm thân răng.
Liều lượng và cách dùng:
Liều dùng phụ thuộc vào loại và tình trạng nhiễm khuẫn.
Liều dùng cho bệnh nhân có chức năng thận bình thường (độ thanh thải creatinin > 50ml/phút).
Lưu ý: có thể điều chỉnh liều tùy thuộc loại nhiễm khuẩn và độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Liều dùng cho bệnh nhân suy nhược chức năng thận (Clcr <= 50ml/phút).
Không đòi hỏi các liều bổ sung sau khi thẩm tách lọc máu hoặc thẩm tách màng bụng lưu động liên tục (CAPD).
Liều dùng cho người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều cho người cao tuổi, trừ trường hợp phải cân nhắc chức nằng thận.
Chống chỉ định:
Tiền sử mẫn cảm với Levofloxacin, ofloxacin, các kháng sinh thuộc họ quinolone hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phự nữ có thai hoặc thời gian nghi ngờ có thai.
Bệnh nhân suy thận nặng.
Bệnh nhân có tiền sử rối loạn co giật.
Tác dụng phụ:
sốc: hiếm xảy ra, nếu có dấu hiệu bất thường cần ngừng thốc và có biện pháp xử lý thích hợp.
Nhạy cảm: phản ứng phản vệ (ban đỏ, ớn lạnh, khó thở), phù, mày đay, bị nhạy cảm với ánh sáng hiếm gặp, nỗi mẫn ngứa ít gặp, cần ngừng thuốc khi xuất hiện các phản ứng trên.
Da: hếm khi xảy ra hội chứng Lyell hay Stevens Johnson.
Hệ thần kinh: co giật, run, tê hiếm gặp; mất ngủ, chóng mặt, đau đầu ít gặp.
Thận: ít gặp: tăng Bun; cá biệt có trường hợp: suy thận cấp.
Gan: Tăng men gan S-GOT, GPT, A/-P, y-GTP, Bilirubin toàn phần: ít gặp.
Hệ máu: giảm bạch cầu, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit; tăng bạch cầu ái toan: ít gặp. Theo dõi nghiêm ngặt bệnh nhân, nếu có biểu hiện bất thường cần ngừng thuốc.
Hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy: ít gặp; rất hiếm gặp viêm ruột kết với đại tiện ra máu, viêm đại tràng giả mạc cần lập tức ngừng thuốc.
Hệ cơ: hiếm gặp: đau khớp, đau cơ, rối loạn gân cơ. Rất hếm: đứt gân, yếu cơ có thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên bệnh nhân bị bệnh nhược cơ nặng. Một số trường hợp đặc biệt bị tiêu cơ vân.
Tác dụng không mong muốn khác: một số quinolon thế hệ mới rất hiếm gặp gây ra hạ đường huyết (đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi rối loạn chức năng thận), do đó cần thận trọng khi dùng Levofloxacin.
Thận trọng:
Độ an toàn và hiệu quả của Levofloxacin trên bệnh nhân trẻ em, thanh niên dưới 8 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú chưa được xác định.
Kê thuốc Levofloxacin trên bệnh nhân nghi ngờ nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn chưa xác định rõ hoặc với mục đích phòng bệnh làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Cần chỉnh liều khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận, bệnh nhân suy gan hay cao tuổi không cần chỉnh liều trừ tường hợp kèm theo suy thận.
Tương tác thuốc:
Phối hợp với các quinolon khác (ví dụ như enoxacin) với thuốc chống viêm không steroid phenylacetic/acid propionic và dẫn chất (ví dụ fenbufen) có nguy cơ gây co giật, vì thế việc phối hợp các quinolon với các thuốc này phải được xem xét cẩn thận.
Các thuốc antacid có chứa nhôm và magnesium và các thuốc có chứa sắt có thể cản trở hấp thụ Levofloxacin, vì thế 2 giờ trước và sau khi uông Levocil không nên uống các chế phẩm có chứa các cation hóa trị 2 hoặc hóa trị 3 như các muối sắt, thuốc kháng acid (antacid) chứa magnesium hay nhôm.
Phụ nữ có thai và cho con bú:
Độ an toàn và hiệu quả của Levofloxacin trên phụ nữ có thai và cho con bú chưa được xác định.
Thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.
Levofloxacin được bài tiết vào sữa mẹ, không nên dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú. Nếu phải dùng thuốc phải ngừng cho con bú.
Quá liều:
Nghiên cứu trên động vật (chuột, ch, khỉ) cho thấy một số dấu hiệu quan trọng nhất khi dùng quá liều Levofloxacin: sa mi mắt, giảm vận động, khó thở, mệt mỏi, run và co giật. Liều vượt quá 1500mg/kg đường uống và 250mg/kg đường tĩnh mạch có thể gây tử vong động vật loài gặm nhắm.
xử lý: khi dùng quá liều cấp, bệnh nhân nên được theo dõi điều trị triệu chứng và duy trì lượng nước thích hợp. Chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc không hiệu quả để loại trừ Levofloxacin ra khỏi cơ thể. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Quy các đóng gói: Hộp 1 vỉ x 5 viên nén bao phim.
Điều kiện bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng và ẩm, Nhiệt độ không quá 30°C , để xa tầm tay trẻ em .
Hạn dùng: 3 năm kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc hết hạn sửng dụng trên bao bì .
Tiêu chuẩn: tiêu chuẩn nhà sản xuất.
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|
TIN LIÊN QUAN:
- DINPOCEF 200mg(11/04/2016)
- NIMEMAX 200mg(05/04/2016)
- VINAFLAM 500mg(05/01/2018)
- CARICIN 500mg(05/01/2018)
- FEOMIN(07/12/2016)
- RAPICLAV 625mg(10/04/2016)
- ORALFUXIM 500mg(08/04/2016)
- DOXYCYCLIN 100mg(09/07/2016)
- AZICAP(15/11/2016)
- RTFLOX 500mg(20/05/2016)