Thuốc kháng sinh
CLAROCIN 500Ngày đăng: 10/04/2016 Lượt xem: 2746
CLAROCIN 500mg Clarithromycin 500mg
THÀNH PHẦN: Mỗi viên nén bao phim Clarocin 500 chứa: Hoạt chất: Clarithromycin.......................... 500 mg Tá dược: Avicel, Natri starch glycolat, Kollidon k30, Tween 80, Acid stearic, Magnesi stearat, HPMC, PEG 6000, Titan dioxyd, Quinolin lake, Ethanol 96% vừa đủ 1 viên nén bao phim. DƯỢC LỰC: Clarithromycin là một kháng sinh macrolid bán tổng hợp, có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn ở liều cao hay đối với những chủng nhạy cảm. Clarithromycin ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50S của ribosom.Thuốc có hiệu lực cao với nhiều loại vi sinh vật gram (+), gram (-) ái khí và kỵ khí. Nồng độ ức chế tối thiểu của clarithromycin thấp hơn 2 lần so với erythromycin và thấp hơn hoặc bằng nồng độ ức chế của chất chuyển hóa 14-hydroxy clarithromycin. Trên thực nghiệm, clarithromycin có hoạt tính chống lại nhũng loại vi khuẩn sau: Vi khuẩn gram (+): Staphylococcus aureus, Staphylococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus agalactiae... Vi khuẩn gram (-): Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Neisseria gonorrheae, Helicobacter pylori, Campylobacter jejuni ... Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides fragilis, Clostridium perfringens, Peptococcus species, Peptostreptococcus species ... Vi sinh vật khác: Chlamydia trachomatis, Mycobacterium avium, Mycobacterium leprae, Mycobacterium kansasil, Mycobacterium chlelonae, Mycobacterium intracellulare...
DƯỢC ĐỘNG HỌC: Clarithromycin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, mức độ hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ đỉnh của clarithromycin và chất chuyển hóa 14-hydroxy clarithromycin sau khi uông 1 liều duy nhất 250 mg là khoảng 0,6 – 0,7 microgam/ml và khoảng 1 microgam/ml khi ở trạng thái cân bằng động. Dược động học của clarithromycin phụ thuộc liều và không tuyến tính. Clarithromycin và chất chuyển hóa được phân bố rộng rãi và nồng độ trong mô cao hơn nồng độ trong huyết thanh do một phần thuốc được thu nạp vào trong tế bào. Clarithromycin chịu sự chuyển hóa lần đầu tiên ở mức độ cao, vì vậy khả dụng sinh học của thuốc chỉ khoảng 55 %. Nửa đời của thuốc khoảng 3 – 4 giờ (với liều 250 mg x 2 lần/ngày) và khoảng 5 – 7 giờ (với liều 500 mg x 2 lần/ngày) và bị kéo dài ở người bệnh suy thận. Thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan và thải trừ ra phân qua đường mật. Khoảng 20% (với liều 250 mg) và 30% (với liều 500 mg) được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa. CHỈ ĐỊNH: Nhiễm trùng đường hô hấp trên như: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan ... Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn tính. Viêm tai giữa, nhiễm trùng da và mô mềm từ nhẹ đến trung bình ... Phối hợp với thuốc ức chế bơm proton, thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 hoặc với thuốc kháng khuẩn khác để diệt trừ H.pylori trong điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng tiến triển. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Chống chỉ định sử dụng clarithromycin với bất kỳ thuốc nào sau đây: cisaprid, pimozid và terfenadin, đặc biệt trong trường hợp mắc bệnh tim hoặc mất cân bằng điện giải. LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG: Cách dùng: Dùng uống, không phụ thuộc vào bữa ăn. Thời gian dùng thuốc thường kéo dài từ 7 – 14 ngày tùy thuộc loại và mức độ nhiễm khuẩn. Liều lượng: Với nhiễm trùng đường hô hấp, da và mô mềm: + Người lớn và trẻ em > 12 tuổi, liều thông thường: 250 mg/lần x 2 lần/ngày, có thể tăng lên : 500 mg/lần x 2 lần/ngày. + Trẻ em < 12 tuổi, liều thông thường: 7,5 mg/kg thể trọng x 2 lần/ngày, tối đa : 500 mg x 2 lần/ngày. Phối hợp diệt trừ H.pylori: + Liều thường dùng cho người lớn, 500 mg/lần x 3 lần/ngày. + Không cần giảm liều với người lớn tuổi, với người suy thận có độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút, giảm một nửa liều. THẬN TRỌNG: Thận trọng khi dùng clarithromycin cho những bệnh nhân suy giảm chức năng thận, gan. TƯƠNG TÁC THUỐC: Tương tác quan trọng nhất của thuốc là do thuốc có khả năng ức chế chuyển hóa trong gan của các thuốc khác. Clarithromycin ức chế sự chuyển hóa của carbamazepin và phenytoin, do đó làm tăng tác dụng phụ của chúng. Clarithromycin ức chế sự chuyển hóa của cisaprid dẫn đến trên điện tâm đồ thấy khoảng cách Q – T kéo dài có nguy cơ gây xoắn đỉnh, rung thất. Clarithromycin ức chế sự chuyển hóa của theophyllin và làm tăng nồng độ của theophyllin trong huyết tương dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc. Clarithromycin làm giảm sự hấp thu của zidovudin, ảnh hưởng đến chuyển hóa của terfenadin dẫn đến tăng tích lũy thuốc này. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN: Nhìn chung clarithromycin được dung nạp tốt, tác dụng không mong muốn thường gặp: rối loạn tiêu hóa (đặc biệt ở người bệnh trẻ có tần xuất 5%), phản ứng dị ứng ở mức độ khác nhau từ mày đay đến phản vệ và hội chứng Stevens-Johnson, viêm đại tràng màng giả từ nhẹ đến đe dọa tính mạng... Ít gặp các trường hợp: triệu chứng ứ mật, buồn nôn, nôn, chức năng gan bất thường, sốt phát ban, bilirubin huyết thanh tăng kèm vàng da, điếc ... Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Chỉ dùng clarithromycin cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết và phải theo dõi thật cẩn thận. Thận trọng khi dùng clarithromycin cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. TÁC ĐỘNG LÊN NGƯỜI VẬN HÀNH MÁY MÓC TÀU XE: Không. QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ: Hiện chưa có kinh nghiệm về quá liều ở người. Trong trường hợp dùng quá liều, cần điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Cần đưa các chất chưa hấp thu ra khỏi ống tiêu hoá và cần theo dõi người bệnh cẩn thận. BẢO QUẢN: Trong bao bì kín, nơi khô ráo, dưới 25OC, tránh ánh sáng. HẠN DÙNG: 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá thời hạn sử dụng. ĐÓNG GÓI: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim. TIÊU CHUẨN: Tiêu chuẩn nhà sản xuất. ĐỂ XA TẦM TAY CỦA TRẺ EM THUỐC CHỈ BÁN THEO ĐƠN CỦA BÁC SĨ ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ
|
TIN LIÊN QUAN:
- DINPOCEF 200mg(11/04/2016)
- NIMEMAX 200mg(05/04/2016)
- QUINOTAB 500mg(11/04/2016)
- VINAFLAM 500mg(05/01/2018)
- CARICIN 500mg(05/01/2018)
- FEOMIN(07/12/2016)
- RAPICLAV 625mg(10/04/2016)
- ORALFUXIM 500mg(08/04/2016)
- DOXYCYCLIN 100mg(09/07/2016)
- AZICAP(15/11/2016)